Những câu phỏng vấn dễ mà khó và các giải đáp khi đi xin việc

Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2016


Hỏi : Hãy tự giới thiệu về Anh/Chị

a.Dành cho sinh viên mới ra trường
Em Nguyễn Văn A Tốt nghiệp ĐH B chuyên ngành...Ngoài thời gian học tập ra đã có tham gia một số công việc như:gia sư,nhân viên phục vụ,phát tờ rơi.... nhằm phụ giúp gia đình trang trải học phí và học tập kinh nghiệm ở những môi trường làm việc khác nhau.Qua đó có học thêm lớp bồi dưỡng A,B,C,D để nâng cao kiến thức và tạo hành trang cho công việc khi ra tường.Qua thông tin tuyển dụng nhân viên ở chức vụ....... của Cty,em nhận thấy với trình độ và kinh nghiệm của mình em xin ứng cử chức vụ........để khẳng định năng lực bản thân đã trải qua,mong muốn được đứng vào hàng ngũ nhân viên năng động và môi trường làm việc chuyên nghiệp của Cty       
b.Dành cho người có kinh nghiệm làm việc
        Em Lê Thị A Tốt nghiệp ĐH B chuyên ngành tài chính ngân hàng.Trong quá trình học tập đã có kinh nghiệm là Nhân viên tư vấn tín dụng tiêu dùng tại C và công việc mới nhất là Nhân viên cho D .Sau khi tham khảo một số  CTy trong tỉnh về chức vụ liên quan công việc thì thấy Cty có quảng cáo là ”Bảo đảm sự nghiệp ổn định cho nhân viên” Mục đích tìm kiếm sự ổn định trong công việc để an tâm làm việc chuyên môn nên quyết định ứng cử vào Cty để chứng tỏ năng lực bản thân và như cam kết bảo đảm của Cty

=>Ngắn gọn nhưng đầy đủ trình độ,kinh nghiệm và thể hiện được sự tìm hiểu của bạn về Cty mà bạn muốn vào làm.Không nên lang man dài dòng dễ bị lấp ba lắp bấp run lại nói lung tung


 Hỏi: “Tại sao bạn từ bỏ công việc cũ?”
Anh/chị muốn em nói dối hay nói thật?
      Nếu nói dối là  “…để tìm một cơ hội nghề nghiệp tốt hơn, nhiều thử thách trong công việc hơn, có trách nhiệm hơn và công việc đa dạng hơn…”
      Còn sự thật là : Nợ lương nên nghỉ,đi làm mục tiêu là vì lương,không khen thưởng thôi chứ không có lý do gì nợ lương.Em chỉ đồng ý nợ lương khi Cty gặp khó khăn thì nhân viên phải cùng san sẻ khó khăn chứ không đồng ý bị giam giữ một cách cố tình khi Cty hoạt động tốt,vì làm vậy nhân viên sẽ không có tinh thần làm việc!

=>Câu trả lời 2 mặt của bạn gây ấn tượng mạnh hơn là tâng bốc nói dối.Chứng tỏ bạn là người trung thực trong công việc lẫn cuộc sống.Không Cty nào muốn nhận người giả dối cả!
Chú ý:Bạn có thể nói bất cứ lý do chính đáng nào nhưng tuyệt đối không được nhắc đến do lương thấp,bởi vì bất cứ Cty nào cũng muốn trả lương thấp nhất cho người làm việc nhiều nhất.

Hỏi: “Bạn sẽ làm gì để tạo nên thành công cho Cty này?”
Ví dụ: “Tôi rất rành trong lĩnh vực bán hàng, làm việc nhóm rất tốt, có mối quan hệ rộng rãi,khá nhạy bén khi tiếp cận một thông tin khách hàng tìm năng đó là cái cần cho Cty với thị trường khó tính ở tỉnh ta”...

=>Nêu những cái Cty cần như : làm việc nhóm,mối quan hệ,thị trường...Để khi Cty hỏi tiếp về những câu hỏi trong câu trả lời bạn không bị bí


Hỏi: “Điểm yếu của bạn là gì?”
-Kiến thức xã hội chưa sâu rộng cần bổ sung hoàn thiện hơn
-Đôi khi khắt khe với bản thân,trong công việc yêu cầu môi trường làm việc nghiêm túc công minh giữa các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp nên đôi lúc gây khó chịu cho mọi người.
-Không tham gia phe nhóm,nịnh bợ nên dễ gây không thiện cảm với đồng nghiệp và cấp trên

=>Kiến thức thì ai chả thiếu đúng không,cần hoàn thiện là đúng.Đi làm ghét nhất đùn đẩy công việc,lãnh đạo phân công không rõ ràng nên gây khó chịu là cách hàm ý cho Cty cần phải thay đổi môi trường làm việc.Chả Cty nào thích "bà tám","phe phái" chia rẽ nhau mất đoàn kết nội bộ,nên một người không thích như vậy là hoàn toàn chính xác


Hỏi: “Điểm mạnh của bạn là gì?”
Làm việc cẩn thận,chăm chỉ
Luôn lắng nghe và học hỏi
Nhanh nhẹn,hoạt bát,hoà đồng
Trung thực
Mối quan hệ xã hội tốt

=>Ngắn gọn nhưng chứa đầy đủ những yếu tố Cty cần một nhân viên phải có để góp phần Cty phát triển hơn


Hỏi: “Tại sao bạn chuyển việc quá nhiều?”
        -"Ở trong chăn mới biết chăn có rận" một mình em không thể thay đổi cả một quy trình,môi trường làm việc lâu năm mặc dù đã ý kiến với các cấp lãnh đạo nên chuyển việc để tạo cơ hội cho bản thân được gia nhập môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn
      VD : Cty cũ của tôi đã đưa tôi vào bộ phận kinh doanh nhưng chtôi và một bạn cùng phòng nữa gánh chỉ tiêu cho cả phòng 5 người, vì những người còn lại toàn là quen biết với lãnh đạo gởi nên ngồi chơi không làm gì nhưng lại nhận lương ngang nhau nên tôi nghĩ ra đi là hoàn toàn đúng chứ không có gì sai trái c

=>Bạn đã nói rõ lý do ra đi cho Cty biết nên nếu Cty hđang hoạt động theo như Cty cũ thì chắc chắc 100% họ không nhận bạn,bạn nên mừng vì điều này.Còn nếu họ hỏi tiếp về thành tích mà bạn đã làm được trong môi trường như vậy là thành công rồi đấy! 


Hỏi: “Bạn chịu được áp lực công việc như thế nào?”
Vâng.Đã đi làm thì xác định chuẩn không cần chỉnh "Áp lực là hết sức bình thường".Vì bất kỳ môi trường làm việc nào từ cấp thấp đến cấp cao đều có áp lực chứ không riêng gì Cty của mình,cái quan trọng nhất đó là áp lực của công việc hay là áp lực vì những việc ngoài lề không nên có như bắt : giữ con cho sếp;đưa đón con sếp đi học;thường xuyên tụ tập nhậu nhẹt không liên quan tới tiếp khách hay đối tác;bắt học lái thêm lái xe để chở sếp khi có việc cần;nấu cơm cho nhà sếp..vv..em nghĩ những áp lực này không ai chịu được chứ không riêng mình em.Còn về công việc chuyên môn thì áp lực nào cũng có hướng giải quyết,làm ngày không hết thì làm đêm cho xong,không biết thì hỏi những người có kinh nghiệm hướng giải quyết là hết sức bình thường!      

=>Những Cty hay có công việc tào lao như trên thì đích thị giật mình từ chối khéo bạn và mời bạn ra ngoài.Nếu họ phản ứng khi bạn nói vậy vì Cty họ không có thì nên cố gắng chiến tiếp để lọt vào môi trường làm việc tốt hơn

Hỏi: Bạn thích môi trường làm việc ra sao?
       Môi trường làm việc tốt và là niềm mơ ước của mọi người theo bản thân em là có sự công bằng và minh bạch trong nội bộ,lương thưởng và trách nhiệm công vic rõ ràng

Hỏi: Bạn phản ứng như thế nào nếu Cty bắt bạn phải làm thêm giờ?
       Phản ứng ngay tức khắc là bạn nên hỏi ngược lại Cty:
-Em phải làm thêm khoảng bao nhiêu giờ trong một ngày
-Làm thêm giờ có được trả lương?
-Em nghĩ làm thêm giờ thì mọi môi trường làm việc đều xảy ra,chỉ có cách Cty giải quyết việc làm thêm giờ của nhân viên có hợp lý hài hòa để hsẵn sàng làm thêm giờ trong trạng thái phấn chấn hay trong trạng thái bắt buộc không công sẽ gây phản ứng không tốt cho Cty mà thôi!

=>Đa số Cty làm thêm giđều không trả tiền,nên các bạn phải chấp nhận thôi.Do kiếm việc khó khăn và nhân sự lại nhiều nên các Cty không có cớ gì để giữ bạn lại c.Ngoại trừ bạn là nhân viên "đỉnh" mang lại lợi nhuận lớn cho họ thì mới thương lượng được thôi,còn không thì họ bảo không trả tiền thêm giờ cũng đành ngậm ngùi gật đầu đi vậy



Hỏi : Bạn có nghĩ vào Cty này sẽ được thăng tiến như bạn muốn?
       Em hy vọng Cty này sẽ cho em một chỗ để có thể phát huy hết khả năng của mình,nếu Cty có chính sách nhân sự hợp lý thì đó là điều đáng mừng và tạo động lực cố gắng thi đua cho mọi nhân viên.Em nghĩ nếu ai cũng cố gắng phấn đấu mà không đạt gì thì họ sẽ trở nên làm việc bình thường như bao người khác.Như vậy người thiệt đây chính là Cty chứ không phải là nhân viên!


HADAICON
(Còn tiếp)