Việc làm Bank có dễ ăn như bạn nghĩ!?

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

   Hiện nay hầu hết các bạn đang học ngành ngân hàng và người ngoài nghành đều mơ mộng hão huyền về bank.Ai cũng nghĩ rằng làm bank :nhanh giàu,sang trọng,việc xịn,lương thưởng lớn,ăn mặc đẹp,đi xe sang…..
       Nhưng đằng sau nó thì chỉ có những người trong cuộc mới hiểu nỗi khổ nhưng không thể giải bày cho mọi người.Mọi người có đọc qua những bài viết về nỗi khổ,cực nhọc,chỉ tiêu,áp lực ..về bank nhưng sự thật có đúng như vậy?Sau đây mình xin giải đáp tất tần tật cho các bạn sau khi khảo sát kỹ lưỡng một thời gian dài thông qua những người đang làm và đã nghỉ vì áp lực ở các bank:


      1-/-Thứ nhất :Áp lực cao.Vậy ở đây áp lực cao là áp lực gì,đã đi làm thì cớ gì không chịu nổi áp lực nhỉ,những áp lực sau đây thì gọi là hết sức bình thường khi bạn gia nhập bank và bắt buộc phải chịu nếu không thì tự loại khỏi cuộc chơi
Chỉ tiêu : Đây là áp lực số 1 bạn phải chấp nhận.Tùy vào mỗi bank mà có những chỉ tiêu khác nhau nhưng cơ bản nó đều tỷ lệ thuận với lương họ trả chứ không bank nào cao hơn bank nào cả.Cơ bản cho từng chức vụ hay tuyển như sau:
a-/-Giao dịch viên – Teller :
      +Chỉ tiêu về bút toán ( số khách phải tiếp hàng ngày.Ngồi một chỗ nhưng vẫn phải kiếm khách như các bạn Sales nhé.Vậy ở đâu ra? )

      +Thi hàng tuần - tháng – quý – năm ( thi về nghiệp vụ , khi có sản phẩm mới , khi có phong trào mới ,chương trình mới .Và đặc biệt là những cuộc thi vào bank hoặc thi nghiệp vụ đều có điểm số chung là khó hơn thi đại học rất nhiều vì chả có đáp án để mà so sánh đúng hay sai để mà giải trình giải bày nhé.Tự rút kinh nghiệm cho bản thân nhưng có thể cũng chả rút được mà chỉ có chuột rút thôi vì có thể những lần thi sau vẫn những câu hỏi đó và cũng chả biết là lần trước mình làm đúng hay sai !)

   +Doanh số : Huy động tiết kiệm Cá nhân – Doanh nghiệp,Cho vay Cá nhân - Doanh nghiệp,Bán bảo hiểm nhân thọ - Phi nhân thọ,Trái phiếu,Thẻ tín dụng,Thẻ thanh toán,Tài khoản cá nhân,Mua bán ngoại tệ....Doanh số thấp hơn Sales hoặc ngang bằng Sales tùy bank áp dụng nhưng có nghịch cảnh bạn phải học cách tự chấp nhận mà không ức chế được như :
    Có bank tự kiếm khách hàng mà lại chỉ được hưởng 1 hoặc 2 tháng xong phải chuyển lại cho bộ phận Sales hưởng.Kiếm khách rất khó nên phải chuyển cho người khác hưởng thì bạn sẽ phát điên hay mỉm cười cam chịu!?
     Có bank khách hàng được gắn mãi mãi cho mình nhưng phải tăng ròng hàng tháng mới được hưởng.Ví dụ chỉ tiêu huy động mỗi tháng 1 tỷ VND thì tháng 2 phải đạt 2 tỷ VND/1 khách hàng đó ( sẽ được ghi nhận phần tăng thêm 1 tỷ VND ),nếu tháng sau không tăng mà còn hạ thì phải chạy bù cho khỏan bị mất đi của tháng trước
    Có bank ghi nhận doanh số đầy đủ nhưng không quá 150% chỉ tiêu bạn kiếm được.Ví dụ chỉ tiêu bạn 1 tỷ VND/tháng nhưng tháng đó may mắn bạn lại kiếm được 10 tỷ VND ,sau khi rung đùi chờ thưởng thì nhận được thông báo bạn chỉ được ghi nhận 150% doanh số bạn kiếm được vì bạn là GDV chứ không phải Sales,có nghĩa chỉ được ghi nhận tối đa 1,5 tỷ VND mà thôi.Vậy 8.5 tỷ VND kia quăng đi đâu nhỉ!?
   Có bank ghi nhận doanh số đầy đủ nhưng không để thưởng thêm hằng tháng mà là để đó cuối năm xếp loại,Bank này là lương cứng luôn cho dù bạn có chỉ tiêu như Sales hàng tháng
      Có bank không có doanh số cho GDV,nhiệm vụ của GDV chỉ làm công tác phục vụ khách hàng tại quầy.Làm hài lòng tất cả KH của Sales mang về
    Có bank chỉ tiêu chính là Bảo hiểm nhân thọ và Trái phiếu,bạn sẽ được đào tạo hết sức bài bản để bán hàng là "Bán cho người thân trước"
"Bank không muốn biến bạn thành chuyên viên bán bảo hiểm nhưng....bạn phải đạt chỉ tiêu"
"Bạn bán sản phẩm thưởng cao thì phải có trách nhiệm đến hết thời gian cả chục năm sau chứ không có người giải quyết thay bạn"
=>Nên lúc phỏng vấn đầu vào phải hỏi rõ nhiệm vụ chính của mình và cách tính doanh số để xem mình có thể chấp nhận được môi trường như vậy hay không nhé



      +Chức vụ này là “Làm dâu trăm họ” và bank hoạt động theo nguyên tắc:
Thứ 1 :“Khách hàng luôn luôn đúng”=>nên cho dù bạn bị khách hàng gài,chơi xỏ,nói xấu vô cớ,chửi bới vô tội vạ,giận cá chém thớt….thì họ vẫn luôn đúng chứ không thể đôi co hoặc phản ứng mà vẫn luôn tươi cười ( như khùng ấy nhỉ )

Thứ 2 :"Lãnh đạo luôn luôn đúng"=>Giỏi mới làm được lãnh đạo và không giỏi mới làm nhân viên đúng không?Nên miễn cãi,miễn bình luận,miễn tố giác,luôn nhớ câu "Biết như không biết,thấy như không thấy,nghe nói như không nghe".Chớ dại mà bốc phốt hay thưa báo lãnh đạo làm sai lên cấp cao hơn thì....bạn chả bao giờ là người thắng cuộc,mặc dù bạn có chứng cứ đầy đủ!

       +Giao dịch tiền thường xuyên nên bạn tự làm mất tiền thì gọi là như cơm bữa nếu bank đông khách.Không ai có tài cán nào mà không làm mất cả,bạn chỉ có vài đồng trong túi nhưng lâu lâu còn bị mất không biết vì đâu cơ mà thì giao dịch khách hàng hàng ngày cả chục tỷ thì mất mát là chuyện thường ngày ở huyện.Số tiền mất có thể vài chục,trăm,triệu hoặc xui hơn là cả trăm triệu.Nếu trời thương và gặp người tốt thì bạn sẽ được hoàn trả không thì cứ tự nhiên móc túi mà bù vô nhé!Nhưng bù tiền thì bạn làm được còn chuyện để thất thoát là làm trái quy định bank nên bạn có thể ra đi vi vấn đề này nếu lãnh đạo làm nghiêm khắc

       +Tuân lệnh cấp trên!Lãnh đạo yêu cầu bất cứ gì bạn cũng phải làm cho dù đúng hay sai,nếu bạn muốn chống cự thì….cũng có thể không ai ép được bạn nhưng tự nhiên bạn được giảm biên chế hay tốt hơn là thuyên chuyển công tác sang tỉnh khác hoặc sang chức vụ khác không phụ hợp! (VD như : Hạch toán chứng từ theo lệnh chỉ qua miệng chứ không có văn bản chứng từ có chữ ký lãnh đạo và khách hàng yêu cầu=>Nếu lãnh đạo + khách hàng trở mặt thì khả năng xộ khám của bạn rất cao vì tội lạm dụng chức vụ và thụt két nhưng bản thân bạn không có xơ múi gì trong việc đó và tình ngay lý gian,bằng chứng chỉ đạo không có thì bạn tự biết rồi đó!)

        +Rảnh không có khách giao dịch thì làm gì? ( với bank ế ) Sẽ có danh sách khách hàng cho bạn gọi điện thoại chào mời đủ các loại sản phẩm mà bank có.Một ngày có hàng chục bank,hàng trăm cty tiếp thị qua điện thoại nên nhiều lúc mới alo giới thiệu “Dạ em từ bank…” là bị chửi xối xả rồi,nhưng ráng mà nhịn chứ cự lại thì no đòn nhé!Nếu bank nào vui tính hơn thì bạn sẽ được giao bản phong thần “Con nợ khó đòi” để bạn gọi điện nhắc nợ thì còn mệt hơn.Nhưng có cái vui là bạn rên rỉ ỉ ôi làm đủ các kiểu lôi khách hàng về để….chuyển cho bộ phận Sales hưởng ( nhiều bạn nghĩ tào lao nhưng bạn phải nhịn với áp lực cao! ).Xong việc rồi nếu còn rảnh nữa thì tiếp tục phải lựa tiền mới và cũ từng loại phụ giúp Nhân viên Quỹ chQuỹ không thể làm hết được,xà quần như vậy cho đến hết giờ hết việc thì thôi!


       +Công việc thì cứ hết việc rồi mới về,có ai khi giao dịch bank chú ý là nó chỉ có ”Giờ giao dịch” chứ không có “Giờ làm việc” không nhỉ? .”Giờ giao dịch” có nghĩ là giờ tiếp khách hàng thôi.Hết giờ giao dịch nhưng các bạn phải làm công việc chứng từ nội bộ như : kiểm tra,sắp xếp,phân loại….xong tất tần tật rồi mới về.Nên nếu bank đông khách thì khả năng làm tới 8 – 9h tối mới mò về tới nhà là hết sức bình thường ( chú ý: Làm thêm giờ nhưng không được tính tiền thêm giờ nhé,vì chả ai bank nào bắt bạn làm thêm giờ đâu mà trả tiền,khi nào họ bắt bạn làm bạn mới được trả,do bạn làm không kịp nên mới kéo dài thời gian làm việc ấy chứ!? )

          +Nếu làm trúng bank ế vắng khách thì bạn phải tự xác định cho mình ngày lên đường không xa,tự lận lưng cho mình một công việc khác trước khi bơ vơ không biết kiếm chỗ nào ( vì chả bank nào trtiền cho bạn ngồi chơi không c,nếu bạn không có "chđứng" trong bank thì bạn phải biết đứng chỗ khác ).Cũng đừng thắc mắc vì sao có người ngồi không không làm gì có lợi cho bank mà vẫn được giữ li,còn bạn là người mang lại nhiều lợi ích nhất mà vẫn phải ra đi.Lý do đơn giản là vì "cơ chế nó thế"!

        +Lương : Từ bà con họ hàng,xóm làng gần xa mà nghe con ai làm bank thì sướng như tiên vì lương cả chục chai còn gì.Nghe mà vừa giận vừa thương nhưng con số thật là bao nhiêu.Chỉ từ 4tr - 8tr thôi.Đó là mức chung,nếu đang làm mà được tăng lương thì y như rằng sẽ có bản chỉ tiêu tăng kèm và được thêm công việc ( vậy được gọi là tăng lương không ? ).Nếu bank nào trả cao hơn mức đó thì hãy cẩn thận,có thể lên tới 10tr nhưng việc gấp đôi đấy chứ không phải việc ngang nhau nhưng lương cao hơn đâu
      VD : Mình sẽ phân tích chi tiết cho các bạn hiểu rõ vấn đề về lương


+Bank 5tr : Yêu cầu tiếp 50 khách/ ngày =>5.000.000đ/ 30 ngày /50 khách = 3.333đ/ khách
+Bank 7tr : Yêu cầu tiếp 100 khách/ ngày =>7.000.000đ/ 30 ngày /100 khách = 2.333đ/ khách
Vậy theo bạn sẽ chọn lương 5tr hay 7tr?
+Bank 7tr : Yêu cầu tiếp 50 khách/ ngày =>7.000.000đ/ 30 ngày /50 khách = 4.666đ/ khách nhưng cộng thêm chỉ tiêu huy động,mở thẻ,vay,bảo hiểm….cộng lại phải làm thì bạn đang kiếm 7tr là nhiều hay thấp?
+Bank 4tr nhưng hàng ngày lèo tèo chỉ từ 20 khách / ngày => Yêu cầu tiếp 20 khách/ ngày =>3.500.000đ/ 30 ngày /20 khách = 5.833đ/ khách
Nên nhớ bank ế ít khách thì bạn ít rủi ro,được về sớm,được vui vẻ sum vầy,còn lương cao hơn đông khách hơn thì rủi ro tăng theo và về trễ hơn thì không có cảnh sum vầy.Vậy lương 4tr , 7tr hay 10tr.Bạn thích bank nào?

     +So sánh chi tiết về lương và giờ giấc làm việc có thể minh họa như sau:
*Công nhân : 
3tr / 30 ngày = 100.000đ/ ngày / 8 giờ = > 12.500đ/giờ
*Giao dịch viên : 
5tr /30 ngày = 166.666đ / ngày / 8 giờ = > 20.833đ/giờ nhưng con số 8h/ ngày là số trong mơ.Thường xuyên 10h - 12h/ ngày hoặc hơn nhưng không được trả tiền thêm giờ.Như bạn đã biết làm thêm giờ được tính 150% lương,vậy ví dụ chỉ cần làm thêm mỗi ngày 1h với 20.833đ x 150% = 31.249đ x 31 ngày = 937.499đ/tháng là số tiền bạn mất.Bạn sẽ mất cao hơn nếu làm thêm giờ nhiều hơn 1h mỗi ngày.

        +Vậy khi ứng tuyển bạn sẽ ghi trong CV hoặc phỏng vấn là lương bao nhiêu cho hợp lý?Nên ghi và nói ngay 10tr.Vì sao 10tr chứ không phải con số thấp hơn?Nếu bạn "giỏi" bạn sẽ được tăng lương đều hàng năm nên mới vào 5tr bạn nên nhận,còn những bạn "không giỏi thì cả đời bạn cũng không được tăng lương,hoặc năm nào bạn làm quá xuất sắc thì tăng được vài trăm nghìn gọi là.......Tối kỵ là hỏi lương của đồng nghiệp cùng vị trí,nếu bạn "không giỏi" thì lương họ gấp đôi bạn cũng là bình thường ở huyện cho dù bạn làm tốt đến đâu và họ cũng chẳng làm gì.Nhiều khi làm 5 năm lương chỉ 5tr nhưng người mới vô 8tr cũng là bình thường,nên con số 10tr là hợp lý cho một việc căng thẳng như của Giao dịch viên ngân hàng.Nếu bạn chấp nhận giá thấp từ 5tr đến 7tr thì khi bạn không đạt doanh số,không bán được bảo hiểm nhân thọ thì sẽ bị trừ 10% đến 20% lương ( tùy bank áp dụng ),lúc này thực nhận hàng tháng của bạn chẳng còn là bao nhiêu so với công sức bạn bỏ ra

     +Bạn sẽ được đào tạo phải phục vụ khách hàng với phong cách như tiếp viên hàng không lương 20tr mặc dù bạn chỉ được nhận lương 5tr như…. ( có ai hiểu vấn đề này không? )


     +Bạn nghĩ sđược ngồi mát ăn bát vàng:Xưa rồi diễm,khi rãnh sđi lang thang phát tờ rơi đến nỗi dân phải xua chó đuổi là chuyện thường ngày ở huyện.Đi những nơi như:chợ,cty,nhà dân.....miễn sao là họ biết nhiều chđể "hỗ tr" đội ngũ sale có doanh số!



      +Áp lực khách hàng chưa đủ,bạn còn phải chịu áp lực từ chính những đồng nghiệp của mình.Muốn làm về sớm thì bạn phải kết thúc công việc sớm nhưng có đồng nghiệp "cố tình"qua giao dịch lúc bạn chốt sổ chuẩn bị về thì bạn vẫn phải phục vụ chỉ vì lý do "Có đánh giá đồng nghiệp về chất lượng dịch vụ".Vẫn phải tươi cười như trúng số

      +Nhưng qua đó hiện đang dần có những bank Giao dịch viên không làm những công việc như trên mà chỉ chuyên môn về giao dịch mà thôi,còn việc chỉ tiêu doanh số thì giao cho cấp trên và bộ phận sales lo ( bank này sếp mới được gọi là tài năng cần phải học hỏi! ).Những bank này thì Giao dịch viên đỡ vất vả và gọi là sướng như tiên vì giảm bớt được 50% áp lực mà các bạn ở các bank khác phải chịu và có một điều là những bank này…chả bao giờ tuyển!?

 HADAICON


  • Việc làm Bank có dễ ăn như bạn nghĩ ( Phần 2 - Sales )